KỶ LUẬT TỰ GIÁC – THÓI QUEN TẠO NÊN NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG

Những người có thể thành công và đã đạt được thành công đều là những người rất kỷ luật. Người có thể giữ kỷ luật vừa đáng khâm phục lại vừa đáng kính. Nếu người đó là bạn bè sẽ là tấm gương cho bạn học tập, nếu đó là người anh, người chị sẽ là động lực giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.

Kỷ luật tự giác quan trọng như thế nào, đặc biệt là trong công việc với những người trẻ hiện?

Để mà nói về kỉ luật – tự giác thì chị nghĩ là ở mỗi người sẽ là 1 hàm ý nghĩa với với độ quan trọng khác nhau. Chị có thể lấy 1 câu chuyện ra làm ví dụ như thế này:

Năm chị 26 tuổi, chị có 1 cái câu hỏi trong đầu là liệu sự tự do đến từ sự kỉ luật không? Vậy Kỉ luật như thế nào là đủ? Nó quan trọng không hay là có bao kỉ luật sẽ dễ trở thành 1 sức ép gánh nặng vô hình không? Và sau 1 năm trải qua đủ các thăng trầm, vấp ngã có – bầm dập có – rút ra những bài học – thì chị mới nghiệm ra là à: Kỉ luật thật ra nó chính là trật tự, bất cứ 1 cái gì cũng cần có trật tự, xây 1 căn nhà cũng sẽ phải bắt đầu từ đất nền cho đến móng nhà rồi cột nhà…rồi mới trở thành 1 căn nhà kiên cố với đủ các kiến trúc bên trong. Hay là như các em nhỏ muốn đọc được 1 bài văn thì việc đầu tiên đấy là cần biết bảng chữ cái, học cách đánh vần.

Kỉ luật với giới trẻ hiện nay

Kỉ luật trong công việc với những người trẻ hiện nay, thực ra để mà nói cái tính kỉ luật thì chị nghĩ không chỉ là người trẻ đâu mà là những bạn đang đi làm nói chung hiện tại ấy – nó cũng là cái mà không phải ai cũng có hoặc có rồi nhưng chưa chín tới. Có 1 câu chuyện mà chị từng chứng kiến:

Hồi chị 28 tuổi, lúc mới vào để thử thách vị trí Leader nội dung của Công ty thời trang chị đã từng được thử thách ở vị trí nhân viên content creative. Hồi đó thì có 1 bạn bằng tuổi chị, làm ở đó được hơn 1 năm, cũng là content creative. Cái hôm ấy là hôm TP MKT có giao cho team những hạng mục rất quan trọng và cần hoàn thiện trong ngày hôm đó. Lúc ấy cũng rất là gấp vì cũng gần cuối tuần rồi, phải xử lý rồi lên concept để kịp cho việc thiết kế. Trong lúc mà chị đang đúng kiểu là cắm mặt vào làm để cho kịp thì bạn kia vẫn ngồi bình tĩnh cày phim, nghe chút nhạc, chat tán gẫu với bạn bè. Lúc đó chị mới quay sang bảo trễ deadline bây giờ thì bạn ấy thản nhiên nói là kệ, giao vội thì cũng cứ để đó, lát làm. Thế là chuyện gì tới cũng sẽ tới. Gần 3h chiều bạn ấy mới cuống quýt ngồi làm rồi nộp đi để duyệt thì cuối cùng hạng mục đó của bạn không được duyệt và phải ngồi lại tăng ca đến khuya cho kịp. Chị nghĩ đó là những ví dụ rõ ràng nhất cho khái niệm kỉ luật trong công việc mà mọi người hay đề cập. Bởi thực sự nếu kỉ luật luôn được thấm nhuần thì bạn làm cái gì cũng sẽ trơn tru và đạt 1 kết quả nhất định rồi. Và nếu không có tính kỉ luật bạn sẽ nhận lại một bài học cực kì đau thương khi bước chân vào đời chứ chưa nói gì đến trong công việc.

Với vai trò là một người quản lý hay cụ thể là một trưởng nhóm nội dung thì chị đã làm gì để quản lý nhân sự và khắc phục những hạn chế đó?

Ở cương vị là người quản lý nhất là quản lý những bạn nhân sự làm thiên về sáng tạo, đặc biệt cái tôi khá cao thì đôi lúc chị thấy mình giống như hơi kiểu điều khiển giao thông trên đường ấy. Tại vì để cho mà giao thông nó dịch chuyển nó trơn tru thì cái việc là nhìn thấy ai xe nào đang dừng đợi, xe nào đang tiến lùi – đường nhanh chóng bớt tắc đôi lúc cần 1 người điều khiển hài hoà để ai cũng cảm thấy dễ chịu khi di chuyển trên đường. Thì quản lý các bạn nhân sự cũng vậy. Chị sẽ luôn vừa cương vừa nhu trong quá trình quản lý.

Đôi khi, chị áp dụng một công thức mà chính chị tự bịa ra và chưa hề được chứng minh là 70: 30. Tức là chị vẫn tin rằng là ai đó sẽ nên làm đúng 70% công việc của họ phải cho họ một cái khoảng 30% để làm cái thứ mà chả liên quan đến công việc của họ – đấy là cái tính đổi mới. Bạn làm thứ bạn quen và bạn làm rất hiệu quả nhưng mà phải cho bạn đủ một cái khoảng để bạn làm cái gì đấy mà bạn chưa quen. Chị nghĩ là thỉnh thoảng cái 30 đấy khiến cho các bạn sẽ cảm thấy là họ cũng thích cái điều đấy thì họ sẽ mang lại cái đóng góp cho cả một tập thể. Chị luôn có 1 đức tin là năng lực của con người là vô hạn, chẳng qua mình có muốn khai phá hết nó hay không, có muốn đương đầu với những thử thách không mà thôi!

Chị có thể chia sẻ những sự thay đổi thích cực hay những thành quả cụ thể nào đấy mà bản thân chị đã đạt được nhờ việc rèn luyện tính kỷ luật và chuyên nghiệp trong công việc không ạ?

Bản thân chị thì hàng ngày vẫn luôn duy trì tính kỉ luật và chuyên nghiệp trong cuộc sống cũng như công việc của mình. Chị chưa dám nhận đó là thành quả gì cả nhưng mà nó là sự thay đổi tích cực khi chị nhận được thông tin trúng tuyển và được đảm nhận vị trí Trưởng nhóm Nội Dung tại Medic, được BLĐ trao rất nhiều cơ hội để thử thách. Trước khi vào môi trường Medic, chị đã trải qua rất nhiều bài học đau thương, có cả nước mắt để đúc rút ra kinh nghiệm xương máu về câu chuyện kỉ luật tự giác.

Bố của chị từng dạy chị là Những Năm 20 tuổi mà không kỉ luật, cố gắng hết mình, thì khi 30 tuổi trở đi sẽ phải khóc. Bởi nếu kỉ luật, tự răn mình cần có sự tự giác, có sự trải nghiệm, tạo nền tảng từ lúc còn trẻ thì sau này dù thời thế có thay đổi bạn sẽ không cảm thấy hoang mang, ít nhất bạn cũng có khả năng thay đổi chính cuộc đời của mình!